Mức độ sẵn sàng của hệ thống và Phần mềm bảo trì
Những điều bạn cần biết về phần mềm bảo trì
Mức độ sẵn sàng của hệ thống
Chúng ta đang sống trong một thế giới không hoàn hảo. Loài người không hoàn hảo vậy nên tạo ra những máy móc thiết bị không hoàn hảo. Một hệ quả không thể tránh được là các hệ thống và tài sản mà chúng ta đang vận hành sẽ dần bị hỏng hóc theo thời gian. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng với những hệ thống không hoàn hảo này. Các máy móc thiết bị vẫn đang hoạt động đúng với chức năng của chúng. Điều này được gọi là mức độ sẵn sàng của hệ thống. Mức độ sẵn sàng của hệ thống là khả năng mà một hệ thống vận hành đúng chức năng khi cần thiết ở điều kiện hoạt động bình thường. Khi hệ thống vẫn được hoạt động bình thường, doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất sản phẩm để đáp ứng các đơn hàng. Công thức về mức độ sẵn sàng của máy móc thiết bị:
Tính toán mức độ sẵn sàng của máy móc thiết bị không kể đến thời gian ngừng máy để bảo trì phòng ngừa. Để tăng chỉ số này, chúng ta có thể vừa tăng thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF) hay giảm lượng thời gian bỏ ra để thực hiện công việc sửa chữa (MTTR). Hiểu được khả năng bảo trì và độ tin cậy tác động đến mức độ sẵn sàng của thiết bị chính là chìa khoá trong việc tối đa mức độ sẵn sàng, tuy nhiên, chúng ta phải luôn luôn thực hiện tối đa hoá chỉ số này như một theo thói quen tiết kiệm chi phí. Không thể chi một đống tiền vào việc cải thiện mức độ sẵn sàng của thiết bị và cầu mong cho nó tuyến tính.
Khả năng bảo trì là gì?
Khả năng bảo trì là khả năng trong đó tài sản hoặc hệ thống có thể được bảo trì hay khôi phục để trở về trạng thái hoạt động bình thường. Nó xác định mức độ dễ dàng tách lỗi hoặc các trục trặc khỏi hệ thống đang được sửa chữa. Bảo trì có thể tác động trực tiếp đến khả năng bảo trì bằng cách rút ngắn thời gian sửa chữa trung bình MTTR. Bạn có thể đạt được điều này thông qua việc đào tạo, chuyển giao kiến thức, tạo ra các quy trình chuẩn và checklist công việc bảo trì trên phần mềm quản lý bảo trì của bạn, tạo ra các cơ sở thực tế đối với khắc phục sự cố, sử dụng đúng công cụ và lưu lại lịch sử bảo trì để có thể xem lại. Bởi vì bạn có thể giám sát nhiều công việc bảo trì cùng một lúc trên CMMS nên tính năng này đóng một vai trò rất quan trọng trong cải thiện khả năng bảo trì. Khả năng bảo trì là một trong những yếu tố tác động đến các thuộc tính trong thiết kế máy móc thiết bị. Những hệ thống hiện đại được thiết kế với cấu trúc module nên bạn có thể tháo lắp một cách dễ dàng và nhanh chóng. Một ví dụ về điều này là các máy bay hiện đại so với các mô hình trực thăng thời xưa. Các loại máy bay thời trước thường đặt những động cơ cánh quạt bên trong thân máy bay ở phía trước máy bay. Rất khó thực hiện công việc bảo trì sửa chữa do sự cản trở của các động cơ cánh quạt này. Máy bay hiện đại có những tuabin ngay bên dưới cánh máy bay có thể tháo lắp trong 8 tiếng đồng hồ nếu cần. Điều này có nghĩa việc sửa chữa có thể được hoàn thành và máy bay có thể bay ngược lại với tốc độ cao với một động cơ thay thế.
Độ tin cậy
Mức độ sẵn sàng của hệ thống là khả năng tài sản sẽ có thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian nhất định ở điều kiện hoạt động bình thường. Khi độ tin cậy của hệ thống bị mất kiểm soát, có thể dẫn đến hiệu ứng domino tác động xấu đến tổ chức.
Chẳng hạn, nó có thể dẫn đến sự gia tăng thiếu hụt tồn kho; chịu phí cao hơn cho những đơn đặt hàng vật tư phụ tùng khẩn cấp, thiếu sót trong bảo trì phòng ngừa, hỏng hóc tài sản, thiếu hụt nhân sự bảo trì và lỡ các đơn hàng sản xuất. Bảo trì có thể tác động đến độ tin cậy của tài sản thông qua việc tăng thời gian hoạt động trung bình giữa các lần sửa chữa. Có thể đạt được điều này bằng cách tối ưu hoá chương trình bảo trì phòng ngừa đối với các tài sản hay hệ thống. Cách tốt nhất bao gồm các bước để chủ động thực hiện công việc điều tra vì thế bạn có thể phát hiện được những sự cố hỏng hóc trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Cách phổ biến nhất để đo lường mức độ tin cậy là thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc. Tỷ lệ khả năng bảo trì giúp bạn dễ dàng phỏng đoán một cách chính xác hơn nhưng độ tin cậy có một tác động lớn hơn vào mức độ sẵn sàng của máy móc thiết bị.
Chi phí và Mức độ sẵn sàng của thiết bị
Hiểu được hệ thống và tài sản vận hành đúng chức năng góp phần vào lợi nhuận sau thuế là điều rất quan trọng trong việc xác định mức độ sẵn sàng của tài sản quan trọng đối với một doanh nghiệp. Hỏi bất cứ một CEO hay kế toán cách họ đánh giá hiệu quả của chức năng bảo trì và họ sẽ nói vấn đề về chi phí – chúng ta đang sử dụng bao nhiêu nhân sự bảo trì, tốn bao nhiêu vật tư phụ tùng để giữ tài sản hoạt động bình thường. Môi trường làm việc ngày nay đòi hỏi một phương pháp có tầm nhìn xa hơn. Thay vì nghiên cứu chi phí trong quá khứ, các tổ chức cần phải có khả năng dự đoán kết quả. Lấy ví dụ trong ngành công nghiệp máy bay, máy bay chỉ tạo ra tiền khi máy bay bay trên không. Bằng cách cải thiện độ tin cậy và khả năng bảo trì, sẽ có một tác động trực tiếp đến mức độ sẵn sàng cũng như lợi nhuận của công ty.