Sửa chữa hay thay thế phụ tùng?

Biết được khi nào sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng

Hệ thống phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS có thể giúp bạn cân nhắc các chi phí bảo trì đối với các giá trị ước tính của thiết bị thay thế và giúp xác định xem liệu bạn có nên sửa chữa hay thay thế thiết bị đó khi chúng hỏng hóc và làm gián đoạn hoạt động sản xuất.

Trong suốt thời gian làm việc trong ngành công nghiệp nhựa, quyết định sửa chữa thường được thực hiện một cách thụ động sau khi xảy ra sự cố hỏng hóc đột xuất hoặc khẩn cấp. Trong cơn hoảng loạn, chúng tôi thường xử lý trục trặc theo cảm tính. Quyết định thay thế vật tư một cách cảm tính như vậy nên dựa vào những con số rõ ràng. Những số liệu này phần lớn được thu thập bởi hệ thống phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS nếu bạn biết sử dụng phần mềm CMMS đúng cách.

Yếu tố liên quan đến chi phí sửa chữa hay thay thế phụ tùng

Quyết định liệu có nên sửa chữa máy móc hay là thay thế phụ tùng nên dựa trên cơ sở giảm thiểu tổng chi phí của thiết bị đến hoạt động kinh doanh trong suốt vòng đời còn lại. Những nhân tố liên quan đến việc tính toán bao gồm:

  1. Chi phí bảo trì trong suốt vòng đời còn lại của tài sản
  2. Tác động của việc sửa chữa ảnh hưởng đến năng suất sản xuất
  3. Tác động của việc sửa chữa lên chất lượng sản phẩm
  4. Chi phí cho thời gian chết máy đột xuất
  5. Các chi phí phụ thêm của hỏng hóc (sức khoẻ, an toàn, môi trường,…)
  6. Chi phí tháo dỡ thiết bị
  7. Chi phí xử lý thiết bị hoặc giá trị cứu hộ
  8. Chi phí liên quan đến nghiên cứu và mua sắm vật tư phụ tùng thay thế
  9. Chi phí vốn đầu tư vào thiết bị thay thế, bao gồm chi phí vay vốn
  10. Cài đặt và xác định chi phí thiết bị thay thế
  11. Chi phí hướng dẫn đối với các thiết bị thay thế
  12. Năng suất tăng/giảm khi thay thế thiết bị mới
  13. Chi phí bảo dưỡng cho các thiết bị thay thế (trong và sau hạn bảo hành)

Sau khi phân tích một cách khách quan tất cả các dữ liệu này, bạn sẽ có một cái nhìn thấu đáo hơn liệu nên tiếp tục sửa chữa máy móc thiết bị cũ hay chỉ việc thay thế một thiết bị mới đáng tin cậy hơn. Hãy tính toán, bạn có thể nhận ra điều bất ngờ đấy!

Chi phí sửa chữa

Chúng tôi phân chi phí sửa chữa một bộ phận máy móc thành 3 loại:

  1. Chi phí cho mỗi sự cố
  • Chi phí sửa chữa trực tiếp: Chi phí loại bỏ các bộ phận hư hỏng, chi phí xử lý nó, chi phí thay thế và chi phí lắp đặt, kiểm định.
  • Chi phí mất mát trong sản xuất: Phần lợi nhuận mất đi do mất mát trong sản xuất, chi phs nguyên vật liệu phế thải và các chi phí linh tinh khác.
  • Chi phí phụ thêm: làm sạch môi trường, chi phí về sức khoẻ và an toàn lao động, chi phí pháp lý.
  1. Chi phí một lần
  • Chi phí tồn kho phụ tùng liên quan đến sửa chữa máy móc
  1. Chi phí liên tục
  • Độ tin cậy của việc sửa chữa: Tác động của sửa chữa máy móc lên chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất.

Chi phí thay thế phụ tùng

Chúng tôi so sánh chi phí mua mỗi đơn vị vật tư thay thế, trong đó bao gồm:

  1. Chi phí xử lý thiết bị hỏng hóc
    • Chi phí vứt bỏ thiết bị hỏng hóc
    • Giá trị cứu hộ
    • Equipment write-off cost (non-cash)
  2. Chi phí liên quan đến việc mua mới hoặc lắp đặt thiết bị mới
    • Thời gian nghiên cứu, chi phí vốn thiết bị, chi phí tồn kho phụ tùng và chi phí tăng vốn lưu động.
    • Chi phí lắp đặt bao gồm vật tư phụ tùng linh tinh, chi phí điều tra và chi phí kiểm định.
    • Chi phí đào tạo trước khi triển khai.
  3. Mất mát trong sản xuất suốt khoảng thời gian cài đặt và vận hành thử.
  4. Tác động của các đơn vị thay thế lên chất lượng sản phẩm, mức độ sẵn sang của thiết bị, khả năng sản xuất, chi phí vận hành thiết bị và chi phí nhân công.
  5. Chi phí sau thời hạn bảo hành: Chi phí sửa chữa, mất mát trong sản xuất, chi phí tăng thêm, các loại chi phí một lần, tác động lên chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất.

Dữ liệu CMMS đến từ đâu?

Tóm lại, phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS có thể cung cấp cho bạn tất cả các dữ liệu bạn cần để ước tính chi phí sửa chữa máy móc trong suốt vòng đời còn lại của máy mó thiết bị.

Bạn vẫn sẽ cần đến thông tin về giá cả của mỗi thiết bị phụ tùng thay thế và thông tin bảo hành từ nhà sản xuất, độ tin cậy và dữ liệu nâng cao hoạt động sản xuất – nhưng đó chỉ là một nhiệm vụ đơn giản và thông tin bảo trì có thể được tổng hợp từ các thông số kỹ thuật. Một trong những lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý và bảo trì thiết bị trên nền tảng điện toán đám mây của chúng tôi là thậm chí thông dữ liệu và giá cả về các thiết bị phụ tùng thay thế đều sẵn có trên phần mềm phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS, thông qua một thị trường vật tư được cấu hình sẵn. Tài liệu này có hàng triệu đầu vật tư phụ tùng với các thông số kỹ thuật khác nhau giá cả, videos hướng dẫn sử dụng, tài liệu giấy, sách hướng dẫn và các công cụ hỗ trợ các chuyên gia bảo trì.

Just looking to kick the tires a bit?

Cách tốt nhất để bạn cảm nhận hết mọi giá trị của phần mềm quản lý bảo trì thiết bị Winmain CMMS chính là chạm đến từng tính năng thực của nó. Thử nào. Biết đâu bạn lại khám phá ra nhiều điều kinh ngạc từ Winmain CMMS đấy!