Thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF)

Những điều bạn cần biết về phần mềm bảo trì

Thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF)

Thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc là một chỉ số quan trọng nơi mà tỷ lệ hỏng hóc tài sản cần được quản lý. Đây là thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc của một hệ thống. Mặt khác, cũng là thời gian trung bình mà hệ thống và máy móc thiết bị hoạt động giữa các lần xảy ra sự cố hỏng hóc. Đối với những tài sản quan trọng hay những tài sản phức tạp có thể sửa chữa được như máy phát, tàu chở dầu hay máy bay, thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc trở thành một chỉ số quan trọng về hoạt động bảo trì mong đợi. Và cũng là một nhân tố bắt buộc trong thiết kế các hệ thống và thiết bị an toàn. Thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc không được tính đến trong bảo trì theo kế hoạch như hiệu chỉnh lại, bôi trơn hay thay thế phụ tùng phòng ngừa. Mặc dù MTTR tác động đến mức độ sẵn sàng của thiết bị, MTBF lại tác động đến cả mức độ sẵn sàng và độ tin cậy của thiết bị.

Thời gian hoạt động giữa các lần hỏng hóc thường đuợc đo lường trong nhiều giờ đồng hồ. Để đảm bảo độ chính xác, phương pháp này chỉ bao gồm thời gian hoạt động giữa các lần hỏng óc và không bao gồm thời gian sửa chữa với giả định hỏng hóc đó phải được sửa chữa và trở lại hoạt động bình thường.

Tính thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc

Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc, chủ yếu là yếu tố con người. Liệu phần mềm có được ứng dụng đúng cách không? Liệu hành động của nhân viên kỹ thuật trong suốt quá trình sửa chữa có là nhân tố tác động đến sự cố hỏng hóc?

Tại sao MTBF lại quan trọng?

Thời gian hoạt động trung bình giữa những lần hỏng hóc thường được sử dụng để biết được một bộ phận máy móc thiết bị xảy ra hỏng hóc như thế nào trong một khoảng thời gian nhất định. Cho nên, MTBF là một cách tối ưu để đo lường độ tin cậy của một hệ thống hay một bộ phận. Nó liên quan đến thời gian trung bình mà các tài sản hoạt động bình thường trước khi xảy ra sự cố hỏng hóc vì thế nó có thể được sử dụng để dự đoán được tình trạng hoạt động trong tương lai. Các công ty cung cấp hỗ trợ hỏng hóc tự động, chẳng hạn, yếu tố trọng MTBF khi xác định giá cả. Tần suất xảy ra hỏng hóc càng nhiều, họ càng tính phí.

Đo lường MTBF bằng CMMS

Nhà sản xuất có thể cung cấp thời gian hoạt động bình thường giữa các lần hỏng hóc đối với hệ thống hay máy móc thiết bị để diễn tả độ tin cậy mong đợi dựa trên các kiểm tra chuyên sâu. Nhưng liệu nhà sản xuất có liên quan đến thông số MBTF hay không? Tính toán phải dựa trên các dữ liệu của công nghệ hiện đại hơn trong khi công ty của bạn lại đang sử dụng mô hình cũ. Để tính toán một cách chính xác hơn chỉ số MTBF, chúng ta cần ước lượng dựa trên dữ liệu thực của ngành. Có thể nhập thông số thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc vào hệ thống dữ liệu tài sản trực tiếp từ phần mềm CMMS. Khi một tài sản xuống cấp cần phải sửa chữa, chỉ cần chọn lý do diễn tả chính xác sự cố đó. Nguyên nguyên nhân phải đặt ẩn một tài sản được cấu hình trong bảng tra cứu trong phần cài đặt. Khi sửa chữa hoàn tất, đăng nhập trở về mục sản xuất. Dữ liệu online/offline này được sử dụng để tính toán thời gian hoạt động bình thường giữa các lần hỏng hóc.

 

MTBF cũng có thể rất hữu ích trong việc xác định tần suất điều tra hay thay thế phòng ngừa. Nếu các hệ thống của bạn gặp sự cố hỏng hóc vì nhiều lý do tương tự, bạn có thể sử dụng dữ liệu MTBF để đưa ra một vài hành động bảo trì phòng ngừa như là điều tra, hiệu chuẩn, sửa chữa phòng ngừa.

MTBF cũng là một số liệu về độ tin cậy quan trọng và có thể tác động đến kiểu thiết kế của các hệ thống mới. Nhà sản xuất vận hành theo chất lượng theo dõi các kiểu hỏng hóc vì thế họ có thể loại chúng ra khỏi quá trình thiết kế, cải thiện chỉ số thời gian hoạt động bình thường giữa các lần hỏng hóc theo thời gian.

Just looking to kick the tires a bit?

Cách tốt nhất để bạn cảm nhận hết mọi giá trị của phần mềm bảo trì thiết bị Winmain CMMS chính là chạm đến từng tính năng thực của nó. Thử nào. Biết đâu bạn lại khám phá ra nhiều điều kinh ngạc từ Winmain CMMS đấy!