Vận hành máy móc cho đến khi hỏng hóc
Những điều bạn cần biết về phần mềm bảo trì
Chiến lược bảo trì vận hành cho đến khi hỏng hóc là gì?
Khái niệm
Chiến lược bảo trì đơn giản nhất là chiến lược vận hành máy móc cho đến khi hư hỏng (cũng được biết đến như “run to fail”). Trong chiến lược này, tài sản được vận hành một cách thận trọng cho đến khi chúng hư hỏng, đây là một đặc điểm của bảo trì theo phản ứng (hư đâu sửa đó). Chiến lược không bảo trì, bao gồm bảo trì phòng ngừa được thực hiện trên tài sản cho đến khi có sự cố hỏng hóc xảy ra. Tuy nhiên, một kế hoạch phải được vạch sẵn trước khi xảy ra hỏng hóc chính vì thế tài sản có thể được sửa chữa mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Với phương pháp bảo trì phục hồi, điều quan trọng là mọi vật tư phụ tùng thay thế và nhân sự bảo trì phải luôn sẵn sàng để sửa chữa hỏng hóc và duy trì tình trạng sẵn sàng hoạt động của tài sản. Chiến lược này không nên nhầm lẫn với bảo trì phản ứng, bởi kế hoạch bảo trì phục hồi cho phép tài sản vận hành hết công suất cho đến khi hư hỏng. Chiến lược này hữu ích đối với những tài sản, về hỏng hóc, không gây rủi ro về an toàn và không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất.
Một số ví dụ thường gặp của chiến lược bảo trì này là kế hoạch bảo trì cho một bóng đèn đa năng. Bóng đèn này được sử dụng cho đến khi hư hỏng. Lúc đó, kế hoạch sửa chữa tài sản mới được thực hiện. Một bóng đèn mới trong kho được thay thế vào vị trí đó.
Ưu điểm
- Lập kế hoạch tối thiểu – Bởi vì chiến lược bảo trì này không cần phải lên kế hoạch từ trước nên các yêu cầu lập kế hoạch là rất thấp. Công việc bảo trì chỉ cần thực hiện sau khi có sự cố xảy ra.
- Dễ hiểu – Sự đơn giản của chiến lược này giúp bạn dễ nắm bắt và dễ dàng thực hiện.
Nhược điểm
- Không thể lường trước – Bởi vì hầu hết các hỏng hóc máy móc là không thể đoán trước, rất khó để dự báo chính xác số lượng nhân lực bảo trì và vật tư phụ tùng cần để sửa chữa.
- Không đồng nhất – Bản chất không liên tục của những sự cố hỏng hóc khiến cho việc hoạch định chính xác nguồn nhân lực và vật tư bảo trì dường như là một điều hết sức khó khăn.
- Tốn kém – Tất cả các chi phí liên quan đến chiến lược bảo trì này cần phải được xem xét trước khi thực hiện. Những chi phí này bao gồm: chi phí sản xuất, chi phí hỏng hóc, thêm vào đó là chi phí nhân sự và vật tư phụ tùng trực tiếp liên quan đến hoạt động bảo trì.
- Chi phí tồn kho – Nhóm bảo trì cần nắm giữ được tình hình tồn kho vật tư phụ tùng để đáp ứng khi xảy ra sự cố hỏng hóc bất ngờ.
Các loại nhiệm vụ bảo trì
Bảo trì đột xuất hay bảo trì phản ứng là loại nhiệm vụ bảo trì duy nhất được sử dụng cho chiến lược vận hành máy móc cho đến khi hỏng hóc.
Các trigger của chiến lược vận hành máy móc cho đến khi hỏng hóc
Bảo trì đột xuất hay bảo trì phản ứng là loại nhiệm vụ bảo trì duy nhất được sử dụng cho chiến lược vận hành máy móc cho đến khi hỏng hóc.
Các ứng dụng phù hợp
Vận hành máy móc cho đến khi hư hỏng được hiểu là khi tổng chi phí sửa chữa thiết bị sau khi xảy ra sự cố thường thấp hơn so với chi phí bảo dưỡng máy móc trước đó. Chẳng hạn, giả sử rằng bạn có một máy móc đang hoạt động trong dây chuyền sản xuất lên tục 24/7. Ngưng hoạt động máy hằng tháng để bảo trì sẽ làm ngưng trệ hoạt động sản xuất và tạo ra sự gián đoạn tương tự với khi bạn để nó tự hỏng hóc (điều này xảy ra 1 lần trong năm). Trong trường hợp này, bạn có thể hiểu đơn giản chỉ là sửa chữa máy móc khi xảy ra sự cố.
Vận hành máy móc cho đến khi hỏng hóc đòi hỏi bạn phải có một sự hiểu biết về cách thức máy móc hỏng hóc và lường trước được hậu quả của nó. Vận hành cho đến khi hỏng hóc sẽ thích hợp hơn đối với các thiết bị máy móc có số lượng dư thừa hoặc đối với các sản phẩm không quan trọng (tức là khi bạn có 40 xe tải và 1 máy nghiền đá trong mỏ, vận hành đến khi chúng hỏng hóc chỉ nên áp dụng cho các xe tải nhưng không phải cho máy nghiền).
Các ứng dụng không phù hợp
Vận hành cho đến khi hỏng hóc không phù hợp với các ứng dụng mà sự cố hỏng hóc của thiết bị tạo ra rủi ro an toàn (chẳng hạn ống dầu bùng bổ) hay đối với các loại thiết bị mà mức độ sẵn sàng của thiết bị là điều cần thiết (một tiệm bánh mì nơi mà mỗi giờ chết máy tiêu tốn hàng ngàn đô la). Đó cũng là điều không mong muốn đối với nơi mà tổng chi phí bảo trì nên được cắt giảm với phương pháp bảo trì chủ động như bảo trì phòng ngừa hay bảo trì phỏng đoán.
Cách thức vận hành chiến lược này
Vận hành cho đến khi hỏng hóc có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp bảo trì khác nhau. Chiến lược này có thể được quản lý đầy đủ toàn diện từ bộ nhớ. Các công cụ khác cũng có thể được sử dụng, bao gồm: hệ thống giấy tờ, bảng tính, các hệ thống quản lý bảo trì thiết bi CMMS và EAM. Nếu toàn bộ cơ sở vật chất đang vận hành theo chiến lược này (như một văn phòng gia đình nhỏ), sau đó các hệ thống phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS và quản lý tài sản EAM sẽ cung cấp nhiều tính năng hơn so với yêu cầu. Đối với các cơ sở vật chất mà chỉ một số tài sản được áp dụng chiến lược vận hành cho đến khi hỏng hóc và một số tài sản khác được áp dụng các chiến lược khác phức tạp hơn thì phần mềm CMMS và EAM sẽ cho phép các loại chiến luợc bảo trì khác nhau được thực hiện cùng một lúc. Một phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS cũng có thể được sử dụng để theo dõi tần suất hỏng hóc máy móc và chi phí liên quan đến thay thế phụ tùng. Một chiến lược bảo trì được thực hiện tốt có thể sẽ yêu cầu một công cụ quản lý tồn kho hiệu quả bơi vì cần phải có một lượng lớn vật tư phụ tùng cho sửa chữa.