Đo lường số liệu bảo trì
Những điều bạn cần biết về phần mềm bảo trì
Các số liệu bảo trì cơ bản
Theo ngạn ngữ, bạn không thể cải thiện một quá trình mà không đo lường hiệu quả của nó, nhưng các số liệu bảo trì quan trọng nhất (KPI) mà bạn nên đo lường là gì? Lập một đường cơ sở cho sự thành công nên là bước đầu tiên bất cứ khi nào bạn đặt ra một mục tiêu để cải thiện. Bill Gates ra một ví dụ tuyệt vời về động cơ hơi nước – một trong những thành tựu vĩ đại nhất của thời kỳ công nghiệp, bởi vì chính là sản phẩm của những thay đổi trong thiết kế và phản hồi chính xác phát triển từ những những phát minh cơ bản nhất.
Điều này đúng đối với số liệu bảo trì và có nhiều chỉ số đánh giá công việc có thể được sử dụng để đánh giá và cải thiện hiệu quả công việc. Chẳng hạn như:
Giảm thiểu thời gian chết máy được xem như là một mục tiêu chính nếu như không có t tác động tiêu cực đến chất lượng sản phẩm hay đạo đức nhân viên. Hoặc là, nếu nó gây nguy hiểm cho một chiến lược dài hạn của việc tăng tỷ lệ dự phòng, bảo trì phản ứng. Khi tối ưu hoá các bộ phận, có hàng tá yếu tố gây nhiễu cần phải xem xét.
Giới thiệu phương pháp tiếp cận bảng điểm cân bằng
Phương pháp tiếp cận bảng điểm cân bằng lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1990 và khuyến khích các nhà quản lý sử dụng nhiều số liệu để theo dõi công việc bảo trì. Ý tưởng trung tâm là tránh việc tối ưu hoá một khu vực làm ảnh hưởng đến chi phí của các khu vực khác. Tăng mức độ sẵn sàng của máy móc bằng việc lưu trữ một số lượng lớn vật tư phụ tùng – OEE, nhưng cũng đồng nghĩa với việc các chi phí tồn kho cũng tăng theo. Thực tế của việc đo lường hiệu quả công việc bảo trì chủ yếu dựa trên các chỉ số về tài chính. Cần phải kết hợp nhiều phương pháp đo lường tài chính với các chỉ số thực hiện công việc thực tế hằng ngày.
*Chi phí/1 đơn vị nên được xác định dựa trên các chi phí cụ thể của công ty bạn. Nhìn chung, nó bao gồm sự kết hợp giữa nhân công, vật tư phụ tùng, thuê nhân viên bảo trì ngoài giờ, nhân viên theo hợp đồng, các tiện ích và bảo hiểm.
**OEE: Hiệu quả máy móc thiết bị tổng hợp = Mức độ sẵn sàng của máy móc thiết bị*Hiệu qủa công việc bảo trì*Chất lượng
Phương pháp tiếp cận bảo trì toàn diện này giúp cho tổ chức rút ngắn được 1 bước để tích hợp bảo trì với các mục tiêu cao hơn và phát triển ý tưởng rằng các chỉ số bảo trì nên được xem như một đầu vào sản xuất thay cho một sự lãng phí cần thiết.