Bảo trì năng suất toàn diện (TPM)

Những điều bạn cần biết về phần mềm bảo trì

Bảo trì năng suất toàn diện là gì?

Khái niệm

Bảo trì năng suất toàn diện (TPM) là một triết lý bảo trì yêu cầu sự tham gia của toàn bộ lực lượng lao động. TPM kết hợp các kỹ năng của tất cả các nhân viên và tập trung cải thiện hiệu quả toàn diện của cơ sở vật chất bằng cách loại bỏ sự lãng phí về thời gian và nguồn lực bảo trì. Thông thường, bảo trì năng suất toàn diện là một khái niệm được áp dụng một cách dễ dàng nhất trong cơ sở sản xuất.

TPM nhấn mạnh tất cả mọi khía cạnh của sản xuất, khi nó tìm cách kết hợp bảo trì vào công việc bảo trì hằng ngày đối với cơ sở vật chất. Thực hiện công việc bảo trì này là một nhân tố được xét đến khi đánh giá hiệu quả công việc bảo trì. Một trong những phép đo quan trọng về bảo trì năng suất toàn diện là hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE). Đó là thước đo về mức độ sẵn sàng, hiệu quả công việc bảo trì và tỷ lệ chất lượng.

Nội dung:

OEE = Mức độ sẵn sàng của tài sản*Hiệu quả công việc bảo trì*Tỷ lệ chất lượng

Sự tham gia của toàn bộ nguồn nhân lực

Để cải thiện OEE, tổng lực lượng lao động được mong đợi sẽ tham gia thực hiện bảo trì cho toàn dây chuyền sản xuất. Bao gồm tất cả mọi người từ quản lý cấp cao đến nhân viên vận hành thiết bị.

  • Quản lý cao cấp được mong đợi tham gia vào việc thúc đẩy TPM như một chính sách của công ty và đưa ra quyết định dựa trên chỉ số OEE. Để thực hiện công việc này, họ cần phải phát triển các số liệu liên quan đến bảo trì năng suất toàn diện TPM, như là OEE.
  • Các chuyên viên vận hành máy được mong sẽ chịu trách nhiệm duy trì hoạt động bảo trì thường nhật đối với các thiết bị máy móc. Bao gồm việc làm sạch, bôi trơn thường xuyên cần thiết cho máy móc. Thợ máy cũng sẽ phát hiện ra những tín hiệu xuống cấp của thiết bị và báo cáo tình hình một cách phù hợp. Họ cũng nên tìm cách cải thiện hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị.
  • Nhân viên bảo trì sẽ đào tạo và hỗ trợ các nhân viên vận hành máy nhằm đáp ứng các mục tiêu và thực hiện các hoạt động bảo trì phòng ngừa nâng cao hơn. Họ sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động cải thiện nhằm tăng chỉ số OEE của máy móc thiết bị.

Ba cấp độ quản lý này phải phối hợp hoạt động cùng nhau để thực hiện chiến lược bảo trì năng suất toàn diện TPM. Nếu không có sự hợp tác, chiến lược bảo trì này sẽ thất bại.

Hệ thống bảo trì toàn diện

Bảo trì năng suất toàn diện đòi hỏi sự tập trung vào hệ thống bảo trì tổng thể, từ cấu hình thiết bị đến các chiến lược bảo trì tài sản.

  • Thiết bị nên được thiết kế để làm sao giảm thiểu khối lượng công việc bảo trì, càng nhiều càng tốt.
  • Cải thiện các kỹ thuật bảo trì nên được thực hiện cho mọi bộ phận của hệ thống.
  • Bạn nên thực hiện chiến lược bảo trì phòng ngừa và bảo trì phỏng đoán để loại bỏ bảo trì theo phản ứng.

Bắt đầu thực hiện chiến lược bảo trì tổng thể

Chiến lược bảo trì năng suất toàn diện được cấu hình theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: sử dụng nền tảng 5S. Giai đoạn 2: liên quan đến 7 trụ cột của bảo trì cho toàn bộ hệ thống. Đây đơn giản chỉ là phần mở rộng của nền tảng 5S.

1

Giai đoạn 1

Nền tảng của bảo trì năng suất toàn diện là nguyên tắc 5S. Những vấn đề liên quan đến nơi sản xuất sản phẩm và hiển nhiên cũng liên quan đến các nhân viên vận hành máy.

  • Phân loại (Sort): Xác định các bộ phận được sử dụng thường xuyên và các bộ phận không thường xuyên sử dụng. Các bộ phận vận hành nhiều nên được bảo trì thường xuyên hơn so với các bộ phận khác.
  • Hệ thống hoá (Systemize): Mỗi bộ phận nên có một nơi để lưu trữ và chỉ được lưu trữ ở một nơi duy nhất.
  • Sáng sủa (Shine): Nơi làm việc phải sạch sẽ, nếu không các sự cố sẽ càng trở nên khó xác định hơn và sẽ càng khó thực hiện công việc bảo trì.
  • Tiêu chuẩn hoá (Standardize): Nơi làm việc nên được tiêu chuẩn hoá và được gắn nhãn.
  • Tự kỷ luật (Self-discipline): Bạn nên nỗ lực thực hiện công việc tất cả các bước mọi lúc.
2

Giai đoạn 2

Chuyên viên vận hành bảo trì tự động phải được tham gia vào bảo trì thường nhật đối với máy móc thiết bị, mà không nhất thiết phải kết hợp với đội bảo trì.

  • Cải thiện tập trung
  • Bảo trì theo kế hoạch – thay vì bảo trì phản ứng
  • Bảo trì chất lượng
  • Tập huấn và đào tạo
  • An toàn, sức khoẻ và môi trường làm việc
  • Văn phòng TPM

Trong giai đoạn đầu của chương trình TPM, bạn sẽ tập trung vào nguyên tắc 5S và phát triển kế hoạch bảo trì tự động. Do đó, các nhân viên bảo trì sẽ không phải khởi động các dự án bảo trì lớn hơn và thực hiện khối lượng công việc bảo trì nhiều hơn.

Ví dụ về TPM

Quá trình một nhà máy sản xuất chất bán dẫn thực hiện chiến lược bảo trì năng suất toàn diện đối với cơ sở vật chất của họ được miêu tả trong 1 tình huống về “Thực hiện chiến lược bảo trì năng suất toàn diện”.

Ban đầu, việc áp dụng chiến lược TPM thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân thiếu sự hỗ trợ từ cấp quản lý, thiếu các nguồn lực bảo trì, không có tầm nhìn dài hạn và thiếu động lực bảo trì.

Sau thất bại đầu tiên, một số nỗ lực triển khai chiến lược bảo trì năng suất toàn diện được thực hiện và cuối cùng thì cũng thành công. Các phép đo chính cho sự thành công này là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong mỗi giờ ngưng hoạt động. Sử dụng TPM, giá trị này tăng từ 500 sản phẩm lên đến 2000 sản phẩm mỗi giờ ngưng hoạt động sản xuất.

Just looking to kick the tires a bit?

Cách tốt nhất để bạn cảm nhận hết mọi giá trị của phần mềm bảo trì thiết bị Winmain CMMS chính là chạm đến từng tính năng thực của nó. Thử nào. Biết đâu bạn lại khám phá ra nhiều điều kinh ngạc từ Winmain CMMS đấy!