Đánh giá các chiến lược bảo trì khác nhau
Những chiến lược bảo trì phổ biến
Dưới đây là những chiến lược bảo trì được sử dụng rộng rãi hơn, cũng như những ưu, khuyết điểm và những trường hợp được áp dụng một cách tối ưu nhất . Chúng ta thường thấy các nhà máy vận hành máy móc thiết bị cho đến khi hỏng hóc (hoặc chỉ khắc phục khi có sự cố xảy ra) hoặc bảo trì phòng ngừa (theo một lịch trình định trước). Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào giá trị của tài sản hoặc mức độ rủi ro khi có sự cố ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nhà máy, chúng ta có thể chọn lựa chiến lược bảo trì ở mức độ nào, bảo trì phòng ngừa hay thậm chí là bảo trì dựa trên độ tin cậy RCM.
Vận hành máy móc cho đến khi hỏng hóc (Bảo trì sự cố)
Vận hành máy móc hết công suất cho đến khi hỏng hóc là một chiến lược bảo trì có thể được thực hiện đối với các thiết bị ít tác động đến những bộ phận khác (hiếm khi được sử dụng hay có chức năng tương tự như các thiết bị khác) hay có chi phí thấp. Lấy một ví dụ, một vành đai trị gía 1000$ mà tuổi thọ của nó có thể được kéo dài 10% nhờ vào việc bảo dưỡng thường xuyên 3 tháng/lần. Vậy làm thế nào để tiết kiệm được 100$. Đối với những bộ phận không quan trọng, câu trả lời sẽ là “không có gì khó cả!”
Thiết bị được chỉ định vận hành hết công suất cho đến khi có sự cố hỏng hóc (sửa chữa, phục hồi hoặc thay thế phụ tùng) cho đến khi việc yêu cầu một thiết bị thay thế trở nên khả thi hơn.
Bảo trì phòng ngừa (PM)
Chiến lược này được sử dụng bởi hầu hết các công ty và gần như tất cả các công ty cỡ nhỏ và cỡ trung sử dụng nó một cách chuyên biệt. Bảo trì phòng ngừa bao gồm các tài sản được theo dõi trực tiếp, kiểm tra định kỳ, hoạch định trước công việc bảo trì và sửa chữa nếu cần thiết. Mặc dù khởi động và vận hành tương đối dễ dàng nhưng chiến lược bảo trì này lại khá tốn kém trong dài hạn cũng như mất rất nhiều thời gian cho việc điều tra nguyên nhân hỏng hóc.
Người ta khuyến cáo rằng cần đặc biệt chú ý đến hiệu quả của lịch trình bảo trì. Một đánh giá thường niên về hiệu quả của việc lên kế hoạch bảo trì trong việc nâng cao hiệu quả công việc của toàn bộ thiết bị bằng cách ngăn ngừa những hỏng hóc cho thấy nếu lịch trình bảo trì bị kéo dài hoặc tháo gỡ thì bảo trì dự đoán là điều lý tưởng.
Bảo trì phỏng đoán (PdM)
Bảo trì phỏng đoán là một phương pháp quản lý tài sản dựa trên điều kiện. Thông thường, gíam sát thiết bị được liên kết với phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS và xuất phiếu bảo trì theo các thông số kỹ thuật (PSI, phân tích độ rung, số widgets/giờ) được thu thập bởi thiết bị giám sát. Cũng có thể đơn giản hơn vậy, chẳng hạn như điều tra trực quan về chất lượng hay tốc độ hoạt động của thiết bị máy móc bởi các thợ máy. Ví dụ, một băng tải giảm xuống dưới 1000 widgets/giờ sẽ kích hoạt yêu cầu công việc điều tra sự cố.
Ưu điểm của bảo trì dự đoán (so với PM) là khả năng tiết kiệm chi phí từ việc giảm chi phí thuê nhân viên bảo trì ngoài giờ và có nhiều insight hơn đối với các vấn đề về công tác bảo trì và các trục trặc liên quan đến máy móc. Tức là, phân tích độ rung cùng với kiểm tra mang lại cái nhìn sâu sắc so với chỉ quan sát bằng mắt.
Bảo trì dựa trên độ tin cậy (RCM)
Xuất phát từ việc nhận ra rằng xác suất hỏng hóc máy móc thường không tuyến tính, bảo trì dựa trên độ tin cậy là một quá trình đòi hỏi chiều sâu và liên kết chặt chẽ nhằm phân tích tất cả các kiểu xác suất hỏng hóc đối với mỗi thiết bị và tuỳ chỉnh chiến lược bảo trì cho từng loại máy móc khác nhau.
Nhìn chung người ta cho rằng RCM là một quá trình phức tạp và đòi hỏi tính ứng dụng thực tế hơn nhiều. Chính vì vậy, RCM được dành riêng cho cấp quản lý của một tổ chức làm chủ được những điều cơ bản – bảo trì phòng ngừa, điều cơ bản và bảo trì phỏng đoán.