Bảo trì phản ứng

Những điều bạn cần biết về phần mềm bảo trì

Bảo trì theo phản ứng là gì?

Bảo trì theo phản ứng (còn được gọi là bảo trì sự cố) là việc sửa chữa được thực hiện khi thiết bị vừa có sự cố hỏng hóc. Bảo trì phản ứng tập trung khôi phục lại thiết bị trở về tình trạng hoạt động bình thường. Thiết bị hỏng hóc được trở lại trạng thái hoạt động bình thường với các thông số kỹ thuật quy định bằng cách thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận hoặc chi tiết hỏng hóc.

Sửa chữa khẩn cấp tốn gấp 3 đến 9 lần chi phí so với sửa chữa có kế hoạch, vì thế các kế hoạch bảo trì dựa trên bảo trì theo phản ứng thường rất tốn kém. Bảo trì sự cố rất tốn kém bởi vì sự cố hỏng hóc xảy ra trong suốt quá trình sản xuất (thay thế cho bảo trì theo kế hoạch, dừng máy khi có sự cố hỏng hóc); bởi vì phí vận chuyển cho những vật tư phụ tùng đột xuất thường tốn kém hơn so với phí vận chuyển thường xuyên. Và bởi vì nhân viên bảo trì thường bị bắt buộc phải làm việc ngoài giờ để sửa chữa máy móc.

Lợi ích của Bảo trì theo phản ứng

  • Chi phí ban đầu thấp hơn – Khi hệ thống của bạn hoàn toàn mới, bạn không cần phải bảo trì nhiều chính vì thế bạn có thể tiết kiệm chi phí vật tư phụ tùng và nhân sự bảo trì.
  • Yêu cầu nhân viên ít hơn – Người ta thường thuê nhân công bên ngoài để thực hiện các công việc sửa chữa phức tạp nhằm giảm nhân sự nội bộ.
  • Không cần thiết phải có kế hoạch – Nhân viên kỹ thuật chỉ sửa chữa hỏng hóc khi có sự cố. Bởi vì sự cố không được lường trước nên không cần tốn thời gian cho việc lên kế hoạch sửa chữa.

Bất lợi của Bảo trì theo phản ứng

  • Khó kiểm soát ngân sách: Khi hỏng hóc máy móc không thể đoán trước được, nhân sự bảo trì và vật tư phụ tùng sẽ không có sẵn vì thế các tổ chức sẽ không phải trả một mức chi phí cao hơn cho phí vận chuyển vật tư phụ tùng đột xuất, thời gian đi lại và phí hỗ trợ ngoài giờ.
  • Tuổi thọ của tài sản rút ngắn lại: Bảo trì phản ứng không giữ cho hệ thống vận hành trong điều kiện tối ưu như khi chúng còn mới. Theo thời gian, các hệ thống luôn luôn được vận hành trong điều kiện suy giảm như vậy nên không tối đa hoá chi phí vốn đầu tư ban đầu.
  • Các vấn đề về an toàn: Khi công việc bảo trì được thực hiện theo lịch, các kỹ sư sẽ có nhiều thời gian để xem xét các quy trình tiêu chuẩn và yêu cầu về an toàn để hoàn thành công việc đúng cách. Các kỹ sư có xu hướng chịu nhiều rủi ro hơn khi bảo trì theo phản ứng khi họ chịu áp lực làm cho hệ thống vận hành mà không bị trì hoãn.
  • Tốn thời gian: Sửa chữa theo phản ứng có xu hướng mất nhiều thời gian hơn do nhiều yếu tố bao gồm: thời gian chẩn đoán, thời gian đi lại, thời gian mua vật tư phụ tùng đột xuất, thời gian tìm kiếm các sách hướng dẫn chính xác và lược đồ công việc.
  • Thời gian chết máy thường xuyên: Bảo trì có kế hoạch có thể được kết hợp với lịch sản xuất trong khi sửa chửa hỏng hóc đột xuất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, bạn cũng không xác định được chính xác thời gian ngừng máy để sửa chữa hỏng hóc là bao lâu.
  • Sử dụng nguồn lực kém hiệu quả: Các nhân viên kỹ thuật phải tốn thời gian chạy lòng vòng để tìm và đọc các sách hướng dẫn, lược đồ công việc chính xác, yêu cầu mua hàng đối với các loại vật tư hay mất thời gian để chẩn đoán và sửa chữa hỏng hóc.
  • Gây trở ngại cho bảo trì có kế hoạch: Sửa chữa khẩn cấp thường được ưu tiên so với công việc bảo trì có kế hoạch. Bảo trì có kế hoạch có thể được đẩy nhanh tốc độ hoặc hoãn lại hoàn toàn.
  • Thiệt hại tăng thêm: Một lỗi nhỏ có thể gây thiệt hại cho toàn bộ hệ thống.
  • Hỏng hóc lặp đi lặp lại: Bảo trì theo phản ứng tìm cách tối thiểu việc phục hồi lại hệ thống và vận hành cho hệ thống hoạt động trở lại. Nếu như sửa chữa không đúng cách, trục trặc có thể lặp lại và làm tốn nhiều thời gian ngừng máy hơn.
  • Chi phí nhiên liệu cao hơn: Nếu bạn không bảo trì xe hơi của bạn, nó sẽ tiêu tốn nhiên liệu hơn đấy. Khi thiết bị không được bảo trì đúng cách, nó sẽ sử dụng nhiều nhiên liệu hơn. Thực hiện những việc đơn giản như bôi trơn các bộ phận chuyển động nhiều hay thay bộ lọc có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống mức 15%.

Khi nào nên sử dụng chiến lược bảo trì phòng ngừa?

Bảo trì phản ứng nên chỉ được thực hiện đối với các bộ phận không đắc tiền, dễ thay thế, nơi mà các sự cố hỏng hóc không gây ra những tổn thất cho toàn hệ thống hay nơi mà chi phí thực hiện bảo trì phản ứng thấp hơn so với bảo trì phòng ngừa. Bảo trì phản ứng cũng lý tưởng đối với các doanh nghiệp không thể lên kế hoạch bảo trì do tính chất của ngành. Một ví dụ về ngành thông tin liên lạc vệ tinh. Quá tốn kém để gửi các chuyên gia kỹ thuật lên không gian để thực hiện các công việc bảo dưỡng phòng ngừa định kỳ.

Bảo trì phản ứng hiện diện trong tất cả các chiến lược bảo trì bởi vì hỏng hóc máy móc không thể nào dự đoán một cách chính xác được. Hai ngành công nghiệp theo quy tắc ngón tay trái cho rằng bạn nên nhắm vào 20% thời gian bảo trì của bạn để thực hiện công việc bảo trì phản ứng. Trong thực tế, các đội bảo trì dành khoảng 45% thời gian của họ để thực hiện công việc bảo trì phản ứng. Một nghiên cứu về bảo trì năm 2008 của trường đại học Tennessee vẽ nên một bức tranh màu hồng: Trong 217 công ty Bắc Mỹ, trung bình công ty chỉ chi tiêu 34% thời gian bảo trì của nó để thực hiện bảo trì phản ứng.

Just looking to kick the tires a bit?

Cách tốt nhất để bạn cảm nhận hết mọi giá trị của phần mềm bảo trì thiết bị Winmain CMMS chính là chạm đến từng tính năng thực của nó. Thử nào. Biết đâu bạn lại khám phá ra nhiều điều kinh ngạc từ Winmain CMMS đấy!